Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi dịch công chứng ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một dịch công chứng năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc

Ý đã báo cáo số người chết nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc - quốc gia đầu tiên xuất hiện loại virus này vào cuối năm 2019. Tính đến nay, đã có hơn 9.000 trường hợp tử vong ở Ý, so với con số 3.295 ở Trung Quốc, theo dữ liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp.

Đồng thời, số người chết ở Tây Ban Nha đã tăng mạnh trong những ngày gần đây và hiện tại đang ở mức hơn 5.000 - cũng cao hơn đáng kể so với Trung Quốc. Những con số đáng lo ngại đã đặt ra câu hỏi về những yếu tố nào khiến những quốc gia châu Âu này có tỷ lệ tử vong khủng khiếp như vậy.

Hai chuyên gia y tế đã chia sẻ với CNBC một số lý do dưới dây.

Lý do khiến số ca tử vong vì covid-19 của Ý cao hơn gấp đôi so với Trung Quốc - Ảnh 1.

Phản ứng chậm chạp

"Sự lây lan đã diễn ra trên diện rộng trước khi mọi người nhận thức được sự có mặt của virus này", Alexander Edwards, một chuyên gia về miễn dịch học của Đại học Reading, đã trao đổi với CNBC hôm thứ Năm về tình hình ở Ý.

Ông giải thích rằng ở hầu hết các nước châu Âu, người ta cho rằng dịch bùng phát "là một vấn đề ở nơi nào đó", và thái độ ban đầu này đã dẫn đến sự lây lan nhanh chóng của virus ở những nơi như Ý và Tây Ban Nha.

Khu vực Vũ Hán Trung Quốc, nơi bắt nguồn của virus, đã cách ly khỏi phần còn lại của thế giới kể từ giữa tháng 1. Khu vực này sẽ dỡ bỏ một phần phong tỏa vào đầu tháng Tư, do không có trường hợp mới nào được báo cáo trong những ngày qua.

Việc phong tỏa nghiêm ngặt dường như đã có tác động tích cực, tuy nhiên vào thời điểm đó, quyết định buộc 11 triệu người dân phải ở nhà dường như quá quyết liệt với nhiều người, và không có gì đảm bảo cho sự thành công.

Ý đã thực hiện các biện pháp phong tỏa lần đầu tiên vào cuối tháng 2, tại 11 thành phố ở phía bắc của đất nước. Một cuộc phong tỏa trên toàn quốc chỉ được công bố vào ngày 9 tháng 3. "Ý chậm hơn một chút", ông Ed Edwards cho biết.

Năng lực xét nghiệm

Tỷ lệ tử vong cũng liên quan đến số lượng người đang được xét nghiệm virus, Michael Tildesley, một nhà dịch tễ học tại Đại dịch công chứng học Warwick cho biết. Về cơ bản, càng nhiều người được kiểm tra, cơ quan chức năng càng có thể phản ứng tốt hơn.

Kết quả là ở những nơi mà nhiều người đang được xét nghiệm với tốc độ nhanh chóng, chẳng hạn như Trung Quốc, số người chết sẽ không cao như ở Ý và Tây Ban Nha, nơi chỉ có những công dân xuất hiện triệu chứng của virus corona mới được xét nghiệm.

Edwards nói thêm rằng ở Trung Quốc, những người nhiễm virus được xác định nhanh chóng và bị cách ly trong hệ thống y tế, thay vì ở nhà - trong khi đó là những gì đã xảy ra ở Ý.

Dân số

Theo Edwards, có một "sự kết hợp nhân đôi của các yếu tố rủi ro". Ông giải thích rằng nhóm người đầu tiên bị virus tấn công ở nước này là người già.

Dữ liệu của OECD cho thấy Ý có tỷ lệ dân số già cao thứ hai trên thế giới, sau Nhật Bản. Những người trên 60 tuổi được cho là có nguy cơ cao mắc các triệu chứng nghiêm trọng từ virus.

"Chủ nhật hàng tuần, người Ý trẻ tuổi thường đi gặp ông bà, họ hôn nhau, đến nhà thờ hoặc dùng bữa cùng nhau", chuyên gia Ed nói thêm rằng việc tiếp xúc với người già đã lan truyền virus trên khắp nước Ý.

Mặc dù Tây Ban Nha không có tỷ lệ dân số già cao nhất thế giới, covid-19 cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới nhóm tuổi này. Dữ liệu từ chính phủ Tây Ban Nha đã chỉ ra rằng các nhóm tuổi có số lượng ca mắc nhiều nhất là: 50-59; 70-79; và trên 80.

Ngoài ra, Tây Ban Nha có một nền văn hóa gia đình tương tự như Ý, mà theo các chuyên gia cho thấy rằng sự tiếp xúc thân mật giữa thanh niên và người già đã góp phần khiến cho số người chết tăng nhanh hơn.

"Một phần nguyên nhân cũng đến từ yếu tố văn hóa", từ ông Tildesley, từ Đại học Warwick, cho biết thêm rằng Trung Quốc đã cho thấy mức độ tuân thủ cao hơn đối với các biện pháp phong tỏa so với châu Âu.

Cuối cùng, đã có một số ý kiến ​​cho rằng sự khác biệt trong các loại thuốc được sử dụng ở châu Âu, so với Trung Quốc, có thể có tác động đến tỷ lệ tử vong do virus. Tuy nhiên, Edwards cho biết thật khó để nói liệu sự khác biệt giữa thuốc Đông Y và Tây Y có phải là một yếu tố không.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc

Để chủ động  phòng dịch Covid -19 , UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5/4, trừ hàng thiết yếu nhằm hạn chế việc tụ tập đông người, chặn đứng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tối ngày 27/3, một số quán café tại TP Hồ Chí Minh vẫn bất chấp dịch bệnh mở cửa hoạt động. Không chỉ có các quán cà phê nhỏ lẻ mà thậm chí ngay cả một nhà hàng nằm trên địa bàn quận 1  vẫn mở cửa và phục vụ hơn 30 khách cho đến tận khi được các cơ quan chức năng đến làm việc.

Đây là số ít những quán hàng mà PV ghi nhận sau 3 ngày TP HCM có chỉ thị tạm ngưng hoạt động dịch dịch công chứng vụ ăn uống có công suất trên 30 người, để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19.

Việc một số hàng quán bất chấp mở cửa đón khách, tụ tập đông người như vậy đang làm dấy lên nhiều lo ngại trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh. Thực hiện: Kingpro

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 2.

Một số hàng quán kéo cửa cuốn nhưng vẫn có khách ngồi bên trong

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 3.

Các beer club vẫn đón và phục vụ đông khách

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump

Mỹ đã có ít nhất 111.115 người nhiễm Covid-19 và 1.842 người tử vong, theo CNN cập nhật đến 12h trưa 28/3 (giờ địa phương).

Thống đốc New York - Andrew Cuomo - cho biết trong buổi họp báo sáng 28/3, tiểu bang này đã làm xét nghiệm tổng cộng 155.934 người và ghi nhận 52.318 trường hợp nhiễm virus. Trong đó, đã có 728 người tử vong. Như vậy, riêng New York đã chiếm 47% số ca bệnh và 40% số ca thiệt mạng của nước Mỹ.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Người dân New York đứng xếp hàng chờ xét nghiệm virus corona ở Bệnh viện Elmhurst ngày 27/3 (Ảnh: AP)

Thống đốc Cuomo cho biết thêm trong buổi họp báo, đã có 172 bệnh nhân được chuyển vào phòng điều trị tích cực trong ngày 27/3.  Ngoài ra ông nhận thấy nhiều cư dân vẫn chưa tuân thủ lệnh trú ẩn tại nhà. Vì vậy, chính quyền sẽ xem xét đóng cửa toàn bộ các khu vui chơi giải trí nếu người dân không tự giác thực hiện cách biệt xã hội.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 2.

Tổng thống Trump vừa cho biết về ý định phong tỏa 3 tiểu bang (Ảnh: AFP/Getty)

Cùng lúc đó tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump phát biểu rằng đang cân nhắc khả năng phong tỏa "ngắn hạn, 2 tuần" đối với New York, ngoài ra còn có thể mở rộng sang New Jersey và các khu vực nhất định của Connecticut. Đây là 3 tiểu bang lân cận với tổng dân số gần 32 triệu người.

Cụ thể, ô ng Trump cho biết vào trưa 28/3: "Chúng ta sẽ không muốn làm điều này, nhưng việc phong tỏa có khả năng xảy ra vào một lúc nào đó trong hôm nay". 

Tổng thống nói đây sẽ là "việc cách ly bắt buộc" nhằm hạn chế di chuyển, dịch công chứng vì nhiều cư dân New York đã đi đến Florida và "chúng ta không muốn điều đó". Tuy nhiên k hi được hỏi có đóng cửa tuyến tàu điện ngầm của thành phố New York hay không, Tổng thống đáp "Không".

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 3.

Thống đốc New York Andrew Cuomo trong buổi họp báo 28/3 (Ảnh: AP)

Quay lại buổi họp báo ở New York, thống đốc Cuomo sau khi nghe được phát biểu của Tổng thống đã bày tỏ sự bất ngờ.  "Tôi đã thảo luận với Tổng thống về tàu tiếp tế của Hải quân và các vấn đề khác, nhưng không nói về việc phong tỏa. Tôi còn không biết nó có nghĩa là gì" - ông Cuomo nói với báo giới.

Trước đó, chính phủ đã điều động tàu bệnh viện  USNS Comfort của Hải quân đến hỗ trợ New York. Dự kiến con tàu sẽ cập cảng vào thứ Hai 30/3, cung cấp 1.000 giường điều trị ngay trên tàu để giảm tải cho các bệnh viện.

Mỹ có hơn 111.000 người nhiễm Covid-19, bang New York chiếm gần một nửa và đối diện với lệnh phong tỏa của Tổng thống Trump - Ảnh 4.

Tàu bệnh viện USNS Comfort của Hải quân đang trên đường tới New York (Ảnh: Getty)

(Theo CNN)

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân

Liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại chùa Quảng Ân (huyện Hàm Tân, Bình Thuận), tối 28-3, một số người đã liên lạc với Công an tỉnh Bình Thuận để đề nghị trả lại số tiền hàng trăm triệu đồng mà đối tượng Nguyễn Thanh Tâm – nghi phạm vụ án, đã trả nợ cho họ. Sau lời khai ban đầu chỉ lấy 3 chiếc điện thoại cùng một số vật dụng thì hôm nay Tâm khai còn lấy tại chùa hơn 750 triệu đồng.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 1.

Nghi phạm tại cơ quan công an

Thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, trong tối 28-3, cơ quan này nhận được một số cuộc gọi đề nghị giao nộp số tiền do nghi ngờ liên quan đến đối tượng Nguyễn Thanh Tâm. Theo những người này, đây có thể là số tiền liên quan đến vụ án mạng xảy ra tại chùa Quảng Ân mà Tâm đã lấy cắp để trả nợ cho họ.

Tình tiết mới vụ án mạng kinh hoàng tại chùa Quảng Ân - Ảnh 2.

Nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm

Trong buổi trưa ngày 28-3, Công an tỉnh Bình Thuận đã di lý nghi phạm Nguyễn Thanh Tâm về nhà của hắn tại khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân) để truy tìm thêm tang chứng. Tại đây, cảnh sát đã thu giữ 250 triệu đồng mà nghi phạm cất giấu ở nhà. Theo dịch công chứng một số người dân sống gần nhà Tâm thì số tiền này được đối tượng cất trong túi nylong màu đỏ và giấu trên mái nhà. Toàn bộ số tiền đã được Cơ quan công an thu giữ.

Ngoài ra, đối tượng Tâm còn khai nhận đã trả nợ cho nhiều người với số tiền trên 500 triệu đồng. Tất cả số tiền cất giấu và trả nợ được y khai lấy cắp từ chùa Quảng Ân.

Trước đó một ngày, vào ngày 27-3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thu giữ hung khí gây án là một thanh gỗ có nhánh cụt cùng hiện trường là một bãi đất trống gần nghĩa địa khu phố 5, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân, nơi Tâm đốt túi xách của sư thầy Thích Nguyên Lộc sau khi gây án ở chùa.

Nguyễn Thanh Tâm cũng được đưa về một khu nghĩa trang tại và thu được hung khí gây án là một khúc gỗ tròn. Cơ quan công an cũng di lý Tâm đến khu vực đối tượng đốt tay nải đựng tài sản, giấy tờ của Thượng toạ. Trước đó, Công an đã thu giữ 3 chiếc điện thoại di động, hai chùm chìa khoá và một xâu chuỗi niệm Phật là tang vật vụ án.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời

Thông tin  nữ diễn viên Mai Phương qua đời  vào tối ngày 28/3 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác đã làm đông đảo khán giả, bạn bè nghệ sĩ vô cùng bàng hoàng, thương tiếc. Mới đây, Phùng Ngọc Huy - bạn trai cũ và cũng là bố của con gái Mai Phương cũng có động thái đầu tiên ngay khi biết tin buồn. 

Cụ thể trên trang cá nhân, nam ca sĩ cập nhật ảnh bìa và ảnh đại diện sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương. Ngoài ra, Phùng Ngọc Huy cũng không có thêm bất cứ chia sẻ gì trên mạng xã hội về tin buồn này. Được biết, hiện nam ca sĩ đang ở Mỹ và rất khó khăn để trở về Việt Nam dự tang lễ Mai Phương trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 2.

Phùng Ngọc Huy chuyển ảnh đại diện và ảnh bìa trang cá nhân Facebook sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương ngay khi nghe tin Mai Phương qua đời.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 3.

Mai Phương và Phùng Ngọc Huy từng có 3 năm mặn nồng bên nhau trước khi đường ai nấy đi. Trong suốt thời gian Mai Phương bị bệnh, Phùng Ngọc Huy dù ở xa nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt dịch công chứng tới cô.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi

Với các khán giả thế hệ 8x, 9x,  Những Thiên Thần Áo Trắng  là cả một vùng trời kỉ niệm, là bộ phim đến bây giờ dịch công chứng người ta vẫn nhắc mãi như một huyền thoại của màn ảnh Việt. Tròn 10 năm sau ngày oanh tạc trên màn ảnh nhỏ, tưởng đâu khán giả sẽ được dịp cùng dàn diễn viên năm nào bồi hồi ôn lại những kỉ niệm của thập kỷ trước. Ngờ đâu kỉ niệm còn chưa kịp nhắc nhớ thì  Mai Phương  - thiên thần áo trắng năm nào đã phải nói lời tạm biệt. Sau gần hai năm chống chọi với bệnh tật, chiều ngày 28/3, đóa hoa nhỏ kiên cường Mai Phương đã rời xa cuộc đời. Trên trang cá nhân của mình, dàn diễn viên của Những Thiên Thần Áo Trắng năm nào không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi của người bạn nhỏ.

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 1.

Mi Du gửi lời tạm biệt đến người chị Mai Phương

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 2.

Nam Cường không nhắc tên cũng không đăng hình nhưng chỉ vài dòng chữ thôi thì khán giả cũng biết trong lòng anh đang nặng nề đến nhường nào

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 3.

Vẫn mãi là những thiên thần áo trắng của riêng "cô lớp trưởng July Miu" Miu Lê

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 4.

"Cựu lớp trưởng Nam" không còn biết phải nói gì trước sự ra đi của cô bạn cũ

Dàn sao Những Thiên Thần Áo Trắng xót xa trước hung tin Mai Phương qua đời vì ung thư phổi - Ảnh 5.

Lan Phương thương bé Lavie, thương người em gái kiên cường của mình

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer "nóng bỏng" tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử

Twitch là một nền tảng streaming game hàng đầu. Đã từ lâu, các lệnh cấm của nền tảng này lên các streamer đã tương đối vô lý và đã gây tranh cãi rất nhiều. Không hiếm các trường hợp "kháng cáo" từ các streamer.

Vụ việc gần đây nhất là của nữ streamer người Thụy Điển Swebliss. Cô nàng đã bị Twitch cấm live stream 24h do ăn mặc không phù hợp. Không đồng tình với phán quyết này, Swebliss đã tố cáo ngược lại Twitch về việc phân biệt đối xử.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 1.

Swebliss tên thật là Emma Bliss, quốc tịch Thụy Điển.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, nữ streamer đã có đăng tải thông tin trên Twitter cá nhân bày tỏ sự bức xúc.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 2.

"Có ai đó đã tố cáo và ngay lập tức tôi bị Twitch khóa stream một ngày. Điều này thật điên rồ. Có vẻ như Twitch đang ghét bộ quần áo mà tôi đã mặc cả năm nay".

Swebliss giải thích thêm rằng cô đã stream về lĩnh vực thời trang 6 năm nay rồi. Quần áo cô chưng diện trên stream chưa bao giờ là đi quá giới hạn cả. Sau đó, cô đã xóa những dòng trạng thái vì không muốn mọi chuyện đi quá xa.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 3.

"Twitch đang phân biệt đối xử khi nghĩ rằng những bộ quần áo thời trang bình thường lại là đồ theo phong cách gợi cảm và cấm tôi stream một ngày. Trong khi đó rất nhiều người đã gọi tôi là con điếm, kỳ thị người da màu, nhổ nước bọt, nói người Do Thái nên chết… nhưng họ không bị phạt gì cả."

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 4.

"Không ảnh khỏa thân, không tin nhắn nhạy cảm hay những thứ tương tự thế. Tôi thường stream khoảng 7 tiếng mỗi ngày một mình. Tôi thực sự không hiểu tại sao việc mình nói chuyện giúp nhiều người xả được stress lại có thể là vấn đề được nhỉ. Tôi chỉ đang makeup thôi mà".

Sau khi lệnh cấm 24h kết thúc, cô nàng đã có thể stream trở lại bình thường. Thế nhưng sau đó Swebliss đã đăng tải thông báo lên Instagram và YouTube cá nhân rằng mình đã bị phớt lờ bởi Twitch. Sắp tới, cô có thể sẽ tập trung nhiều vào các nền tảng khác để thay thế cho Twitch.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 5.

Với doanh thu khổng lồ và lượng người xem rất nhiều, Twitch là một trong những nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới. Nền tảng này đã có những quy định rất chặt chẽ về hành động cũng như ăn mặc trên stream. Thế nhưng, đã có không ít lần những lệnh cấm được đưa ra có dịch công chứng phần ngớ ngẩn, gây tranh cãi với cộng đồng.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Số ca nhiễm nCoV lên 169

Hai ca mới liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai đều là nữ, Bộ Y tế ghi nhận "bệnh nhân 168" và 169 . Họ được phát hiện dương tính với nCoV sau khi bệnh viện tiến hành xét nghiệm sàng lọc gần 5.000 nhân viên, y bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các khoa có người nhiễm. Bệnh viện đã chủ động cách ly bệnh nhân và người tiếp xúc gần, tiến hành khử khuẩn khu nhà ăn.

Bộ Y tế nhận định có khả năng hai người này bị lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài.

Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 8 bệnh nhân Covid-19 gồm 2 điều dưỡng; "bệnh nhân 133"; "bệnh nhân 161" cùng 2 người thân số 162, 163; hai nhân viên giao nước sôi là "bệnh nhân 168" và 169.

Bạch Mai đang tiến hành các biện pháp kiểm soát, dừng đón tiếp bệnh nhân và thực hiện cách ly toàn bệnh viện, không cho phép người vào hay ra khỏi bệnh viện.

Bộ Y tế đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đã đến khám, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong vòng 14 ngày qua cần thực hiện tự cách ly và liên hệ cơ quan y tế gần nhất để quản lý sức khỏe.

Nhận định tới đây một số bệnh viện tuyến cuối, bệnh viện ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có thể xuất hiện các ca bệnh, Bộ yêu cầu các viện phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm và tiến hành Biên phiên dịch xét nghiệm sàng lọc trên quy mô lớn.

4 bệnh nhân còn lại đều từ nước ngoài về , trong đó 3 người được cách ly ngay, người còn lại đã đến rất nhiều nơi như Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Nẵng. Hiện sức khỏe họ đều ổn định. Cụ thể:

"Bệnh nhân 164" , nam, 23 tuổi, ở Rạch Giá, Kiên Giang, du học sinh tại Anh, về Việt Nam ngày 23/3 trên chuyến bay VN54 của Vietnam Airlines, ghế 22K, nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn. Anh cách ly tại Trung đoàn 855, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

"Bệnh nhân 165" , nam, 58 tuổi, ở Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội, từ Anh về Việt Nam cùng chuyến với "bệnh nhân 164", ghế 41C. Ông cách ly ở Trường Quân sự tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

"Bệnh nhân 166", nữ, 25 tuổi, ở Đông Phú, Lục Nam, Bắc Giang, sống tại Thái Lan, về Việt Nam ngày 20/3 trên chuyến bay TG564 của Thai Airways, ghế 40B. Cô cách ly ở Sư đoàn 241, tỉnh Ninh Bình, mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 26/3.

Ba người này đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình.

"Bệnh nhân 167" , nữ, 20 tuổi, quốc tịch Đan Mạch, khách du lịch, cùng người bạn 22 tuổi đến Hà Nội trên chuyến bay QR0976 (ghế 37K và 37J), ngày 8/3. Cô lưu trú tại khách sạn trên phố Hàng Chiếu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, từ ngày 9/3 đến 12/3. Ngày 12/3 cô đi xe giường nằm của hãng Ngọc Sơn đến thành phố Hà Giang, ở khách sạn Jasmine - Phương Thiện, lưu trú tới ngày 15/3.

Về lại Hà Nội, cô ở khách sạn Kingly số 8 Lý Thái Tổ. Ngày 17/3, cô vào Huế bằng xe giường nằm. Tại Huế, cô và bạn lưu trú khách sạn Sunshine 3, số 10 Võ Thị Sáu, đến ngày 19/3 đi Hội An ở tại khách sạn Backpacker, 250 Cửa Đại.

Ngày 23/3, cô di chuyển từ Đà Nẵng ra Hà Nội trên chuyến bay VJ530, ghế 19E, xuống Nội Bài lúc 9h sáng và tiếp tục ở tại khách sạn Kingly Hotel.

Đáp ứng yêu cầu của hãng hàng không cần có giấy chứng nhận xét nghiệm không mắc Covid-19, ngày 24/3 cô và bạn đến Bệnh viện Nhi Trung ương lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cô dương tính còn người bạn âm tính. Cả hai được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Bác sĩ mặc đồ bảo hộ thăm bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.

Bác sĩ mặc đồ bảo hộ thăm bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Ngọc Thành.

Đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 169 ca Covid-19 trong đó 27 người khỏi bệnh gồm 20 người đã ra viện và 7 người sẽ xuất viện ngày 29-30/3.

51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính 1-4 lần. Các bệnh nhân đang điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước, hầu hết sức khỏe ổn định.

Khoảng 5.000 người có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai bao gồm nhân viên y tế, người lao động và bệnh nhân đang điều trị tại viện được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV, dự kiến 2 ngày nữa có kết quả. Người đến Bạch Mai khám trong 14 ngày qua cũng được khuyến cáo tự cách ly, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc nCoV. Khoảng 1.600 người Hà Nội đã đến Bạch Mai khám trong 10 ngày qua.

Lê Nga

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro Biên phiên dịch từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa "vũng bùn" bóng đá Việt Nam?

1. Công Vinh mà không xứng đáng, thì liệu cầu thủ Việt Nam nào xứng đáng? Quang Hải, Công Phượng? Hay Văn Quyến, Quốc Vượng? Hay Huỳnh Đức, Hồng Sơn?

Với AFC, quyết định chọn Lê Công Vinh ắt hẳn cực kỳ dễ dàng, bởi dù gì đi nữa, tiền đạo gốc Quỳnh Lưu này vẫn đang là chân sút ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐTQG Việt Nam, anh cũng từng 3 lần giành Quả bóng Vàng Việt Nam, là cầu thủ ghi bàn thắng quyết định đem về chức vô địch AFF Cup đầu tiên của Việt Nam, từng ra nước ngoài thi đấu, ở cả châu Âu lẫn Nhật Bản...

Song khi đọc những dòng bình luận của "người hâm mộ bóng đá Việt Nam" với thông tin vinh danh Công Vinh của AFC, chắc hẳn những ai trót yêu mến anh không thể thoát khỏi cảm giác thoáng buồn:

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 1.

"Tôi dám cam đoan ở Việt Nam lượng antifan của Công Vinh và fan Công Phượng xấp xỉ nhau"

"Tiếc cho Quyến béo... giờ thì kép phụ lại là huyền thoại Đông Nam Á"

"Nếu Văn Quyến không rớt, thì Công Vinh vẫn còn lạc trôi đâu đó"

"Huyền thoại, ha ha ha!"

"Tiếc cho Văn Quyến"

Người ta từng trầm trồ với những màn trình diễn mãn nhãn của Văn Quyến, cũng như từng trầm trồ, vỡ òa với những màn trình diễn của Công Phượng. Người ta yêu thứ bóng đá đẹp, thích thú với cảm giác thăng hoa với những pha xử lý điệu nghệ, mà có lẽ quên đi rằng với một tiền đạo, bàn thắng và hiệu quả mới là thước đo quan trọng nhất. Và với một cầu thủ bóng đá, ngoài năng khiếu ra, bản lĩnh và sự nỗ lực cũng là những thứ cực kỳ quan trọng.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 2.

Ở một nền bóng đá khác, một nền văn hóa khác, Công Vinh hoàn toàn có thể là hình ảnh đại diện cho giới cầu thủ - một nghề tử tế như mọi nghề khác. Chẳng phải Công Vinh chính là hình mẫu mà những Quang Hải, Văn Hậu, Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng... hướng tới đó sao?

2. Không ít người ghét Công Vinh. Nhưng buồn cười ở chỗ họ chẳng biết mình ghét anh vì điều gì. Có lẽ, bởi Vinh không giống với những cầu thủ là hình mẫu mà thời đại của anh, thời đại bóng đá Việt Nam lặn ngụp trong "vũng bùn" của chính mình, đã là cầu thủ không được dịch công chứng phép... là người tử tế. Với họ, Công Vinh là kẻ to gan dám làm cầu thủ "tử tế" trong nền bóng đá "chưa tử tế".

Người ta mặc định Công Vinh chỉ là "kẻ đóng thế" khi Văn Quyến, Quốc Vượng cùng già nửa đội hình chính của ĐTQG Việt Nam phải "nhập trại" năm 2005 vì bán độ, thì anh mới có cơ hội đá chính, mà quên mất rằng Quả bóng Vàng Việt Nam đầu tiên mà Công Vinh đoạt được là ở tuổi 19, và suốt hơn 10 năm trời, mọi HLV ĐTQG Việt Nam đều đảm bảo cho anh suất đá chính ở trong đội hình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 3.

Vài năm về trước, người hâm mộ bóng đá nước nhà vui sướng, tự hào với lứa cầu thủ U19 của bầu Đức, với "văn võ song toàn", vừa đá bóng giỏi, vừa được học hành đến nơi đến chốn, nói tiếng Anh như gió. Nhưng trước đó rất nhiều năm, Công Vinh đã thản nhiên trả lời phỏng vấn truyền thông nước ngoài bằng tiếng Anh như gió.

Bóng đá châu Á công nhận và tôn vinh Công Vinh, nhưng với bóng đá Việt Nam, chữ "Vinh" trong tên của huyền thoại bóng đá Đông Nam Á này chẳng hề "đến nơi, đến chốn". Ngày bóng đá Việt Nam chia tay Công Vinh, cũng là ngày cầu thủ xứng đáng là tấm gương xứng đáng nhất cho các cầu thủ Việt Nam ngước nhìn lần cuối Mỹ Đình lộng gió từ thảm cỏ xanh trong giàn giụa nước mắt. Người hâm mộ đau một, thì Công Vinh đau mười với trận đấu cuối của mình.

Lê Công Vinh: Huyền thoại tiên phong hay kẻ lạc loài giữa vũng bùn bóng đá Việt Nam? - Ảnh 4.

Chưa, và chắc sẽ không bao giờ Công Vinh có được trận đấu tôn vinh dành riêng cho mình, cho những gì anh xứng đáng được nhận sau những cống hiến miệt mài trên sân cỏ suốt gần 20 năm sự nghiệp.

Trong những thành công của bóng đá Việt Nam suốt hơn hai năm qua, Công Vinh không có mặt. Trong những thành công của mình với bóng đá Việt Nam, Công Vinh lạc lõng.

Huyền thoại ấy sinh bất phùng thời, nhưng càng nhìn vào những thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, nhìn vào "thế hệ vàng" đang từng bước đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á, mới thấu cảm được nỗi lòng của "người tiên phong" dám làm "cầu thủ tử tế" giữa một nền bóng đá... chưa tử tế ngày nào.

Cao Xuân Tài: "Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ"

Ở tập 27 của chương trình " Tình yêu hoàn mỹ ", "Nam vương thế giới 2018"  Cao Xuân Tài  đã đồng ý dẫn "nhân duyên cũ" ra về. 

Trần Diệp Thảo Huyền – một cô gái xinh đẹp, quyến rũ là chủ của một tiệm váy cưới đã dùng hết can đảm để đến tỏ tình với chàng trai năm ấy, chính là Cao Xuân Tài. Trước đây, cả hai người đã từng làm việc với nhau và có những tình cảm trên mức bạn bè nhưng chưa bao giờ thừa nhận.

Trở về từ nước ngoài, Cao Xuân Tài thực hiện cách ly 14 ngày theo đúng quy định. Anh liên tục cập nhật hình ảnh sinh hoạt cũng như clip tập luyện trong khu cách ly khiến khán giả vô cùng thích thú.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 1.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 2.

Nam vương Cao Xuân Tài chia sẻ hình ảnh cá nhân trong khu cách ly

Chào Cao Xuân Tài, hiện giờ bạn đã quen dần với cuộc sống cách ly chưa?  

Thực ra nhu cầu của Tài cũng không cao nên Tài thấy cuộc sống trong khu cách ly vẫn khá dễ chịu và Tài vẫn sinh hoạt bình thường cùng với mọi người.

Sau màn tỏ tình tối qua, bạn có lên mạng xem phản ứng của khán giả không?

Tài không theo dõi nhiều nhưng Tài có thể thấy điều đó qua trang cá nhân của mình.

Đang là hình mẫu lý tưởng của nhiều cô gái, việc đột ngột tìm được bạn gái của anh chắc chắn sẽ khiến nhiều người hụt hẫng, bạn có lường trước được điều này hay không?

Tài có biết điều này nhưng mình không mấy để tâm đến việc đó vì cái mà Tài muốn mọi người quý trọng ở bản thân là năng lực và giá trị con người của Tài.

Cảm nhận của bạn về mối nhân duyên cũ sau nhiều năm không gặp, bạn có bị bất ngờ không? Vì sao Thảo Huyền gọi bạn là "người hùng"?

Cực kỳ bất ngờ vì nó làm Tài nhớ lại rất nhiều việc trong quá khứ, cái thời tình yêu còn là thứ rất mới mẻ, nồng nhiệt và ngây ngô.

Đúng là lúc đó Tài luôn làm hết sức có thể mỗi khi Huyền cần, tất cả những điều Tài muốn lúc đó là truyền sự tích cực để Huyền có thể mạnh mẽ vượt qua được mọi chuyện. Còn việc Tài có phải là người hùng hay không thì có lẽ Tài không nên là người nhận xét và cũng không mấy để tâm.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 3.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 4.

Nhiều người thắc mắc là một người điển trai như Cao Xuân Tài mà sao mất nụ hôn đầu trễ như vậy?

Trước đây Tài khá nhút nhát khi gặp phụ nữ lạ hay mới quen. Mặt khác thời điểm năm 2 đại học là thời gian mà gia đình mình rất khó khăn, Tài phải làm nhiều việc để tự trang trải các khoản phí học hành và sinh hoạt của mình. Có lẽ đó là 2 lý do lớn nhất khiến nụ hôn đầu của Tài là "dành cho công việc" chứ không phải "dành cho người yêu".

Thảo Huyền có hỏi thăm hay gửi đồ vào cho bạn trong thời gian cách ly hay không?

Hiện tại Tài và Huyền là bạn bè. Sau chương trình, hai người cũng có gặp mặt đi dạo và nói chuyện như những người bạn. Huyền rất hay hỏi thăm Tài nhưng việc gửi đồ vào khu cách ly là không được phép và không cần thiết nên Tài từ chối tất cả lời đề nghị của mọi người về việc đó.

Các chàng trai trong "Tình yêu hoàn mỹ" có gửi lời chúc mừng bạn không? Có ý kiến cho rằng Cao Xuân Tài không quá thân thiết với dàn trai đẹp của chương trình vì ít tương tác trên mạng xã hội?

Mọi người đều gửi lời chúc mừng Tài nhưng chắc mọi người đã hiểu nhầm vì Tài cũng đã nói trong chương trình rằng tình cảm của Tài đã chuyển hướng và hai người chỉ bắt đầu nói chuyện lại với nhau như những người bạn. Còn lý do Tài ít tương tác với mọi người có lẽ là vì tính Tài không thích dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Nếu có ý kiến cho rằng các chàng trai của "Tình yêu hoàn mỹ" đến chủ yếu để PR bản thân nên nhất quyết không ra về sớm thì bạn nghĩ sao về vấn đề này?

Tài không có ý kiến gì vì trong thời gian ngắn, Tài Biên phiên dịch không thực sự hiểu được tâm tư của tất cả mọi người. Tất cả mọi người từ khách mời, người chơi đến khán giả đều có những suy nghĩ riêng và có quyền đưa ra quyết định của riêng mình, và nếu quyết định của họ không làm ảnh hưởng đến ai thì đều đáng được tôn trọng. Không đáng bị phán xét.

Dự định của bạn trong tương lai là gì?

T ài dự định sẽ tập trung vào diễn xuất trước tiên, Tài muốn những vai diễn đầu tiên của mình được thành công tốt đẹp. Nếu có cơ hội Tài vẫn muốn tham gia những gameshow truyền hình đặc biệt là các gameshow về du lịch, khám phá, thể thao. Tài nghĩ sẽ rất phù hợp với sở thích và thế mạnh của mình.

Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 6.
Cao Xuân Tài: Mọi người đã hiểu nhầm về mối quan hệ của tôi với Thảo Huyền tại Tình yêu hoàn mỹ - Ảnh 7.

Cảm ơn những chia sẻ của Cao Xuân Tài, chúc bạn ngày càng thành công hơn trong tương lai!